Máy nén khí không dầu ZR/ZT cho mọi ứng dụng của bạn

Mọi điều bạn cần biết về máy nén khí ZR/ZT. Máy nén khí đầu tiên đạt chứng nhận Class 0
Máy thổi trục vít không dầu ZR/ZT

Mọi thứ bạn cần để hiểu quy trình thiết lập và vận hành thống khí nén của bạn

Khám phá cách tạo ra một hệ thống khí nén hiệu quả tối ưu hơn
3D images of blowers in cement plant
Đóng

Sản xuất xanh Kiểm nghiệm và tối ưu hóa

07 Bước giảm tiêu thụ điện năng của hệ thống khí nén

Điện năng tiêu thụ của khí nén chiếm 70 – 80% chi phí vòng đời, do vậy khảo sát đánh giá năng lượng tiêu thụ  phòng máy nén khí là công cụ hữu hiệu nhất để xác định xem hệ thống hiện hữu đã được tối ưu hay chưa.

Tuy nhiên bạn vẫn có thể tự đánh giá và cải thiện hệ thống khí nén hiện hữu thông qua 07 bước mà chúng tôi nêu sau đây:

Tuy nhiên bạn vẫn có thể tự đánh giá và cải thiện hệ thống khí nén hiện hữu thông qua 07 bước mà chúng tôi nêu sau đây:

7 bước tiến hành khảo sát đánh giá

1. Kiểm tra rò rỉ khí nén

Nghiêm cứu chỉ ra rằng 30% khí nén được tạo ra bị tổn thất do rò rỉ. Thử tượng tượng tổng số điện tiền bạn phải trả hàng tháng, trong đó 30% thất thoát và không mang lại giá trị cho doanh nghiệp.

Hệ thống khí nén càng cũ nguy cơ rò rỉ càng cao, hãy tìm các điểm rò rì khí nén (ngay cả những lỗ rò rất nhỏ cũng khiến bạn tiêu tốn hàng chục triệu đồng) và khăc phục ngay. 

Tìm hiểu thêm các khắc phục rò rỉ khí nén

Video: Tại sao máy nén khí của tôi bị rò rỉ nước?

2. Thiết kế đường ống không phù hợp

Đường ống thiết kế đúng chuẩn sẽ giảm sụt áp hệ thống, và do đó giảm chi phí điện năng.

Những đường ống cũ, đặc biệt ống thép hoặc ống mạ kẽm, sau thời gian dài hoạt động sẽ có nguy cơ bị rỉ sét bên trong, gây sụt áp và giảm chất lượng khí nén.

Đường ống quá nhỏ hoặc bố trí dạng đường thẳng cũng gây sụt áp ở điểm cuối. Thông thường máy nén phải chạy ở áp suất làm việc cao hơn, gây lãng phí phí điện năng. 

Tìm hiểu thêm về hệ thống đường ống khí nén của Atlas Copco: AIRnet: AIRnet 

3. Giải áp suất cài đặt

Trong một số trường hợp, áp suất cài đặt cao hơn rất nhiều so với áp suất làm việc cần thiết (có thể xảy ra khi hệ thống hay thiếu khí nén đột xuất hoặc một số lý do khác). Giải pháp này kém hiệu quả, gây lãng phí điện năng, đo đó cần được tìm hiểu và khắc phục. 

4. Chọn công suất máy nén khí phù hợp

Hiểu rõ nhu cầu khí nén trong từng ứng dụng của nhà máy giúp việc lựa chọn máy nén phù hợp. Việc chọn máy nén quá lớn hay quá nhỏ đều dẫn lãng phí không cần thiết. 

Video: Làm thế nào để bạn chọn đúng công suất máy nén khí?

5. Loại bỏ những thiết bị không cần thiết

Những hệ thống khí nén lớn (đặc biệt sau khi nâng cấp, mở rộng) thường tồn tại những thiết bị không cần thiết (ví dụ như lọc, van, bộ tách nước…) gây sụt áp hệ thống. Do vậy cần xem xét và loại bỏ để cải thiện hiệu năng hệ thống. 

6. Sử dụng khí nén đúng mục đích

Chi phí khí nén gấp gần 10 lần so với chi phí tiền điện. Do vậy cần cân nhắc xem ứng dụng đó có nhất thiết phải sử dụng khí nén hay không (ví dụ vệ sinh bề mặt, làm mát, xịt rửa…)

7. Bảo trì bảo dưỡng theo khuyến nghị

Để đảm bảo hệ thống khí nén vận hành ổn định và liên tục,  cần phải tiến hành bảo trì bảo dưỡng đúng định kỳ. Ngoài những điều đã nêu trên thì việc kiểm tra và thay thế các lọc dầu, lọc gió, lọc tách dầu… cũng vô cùng cần thiết. 

Một cuộc khảo sát dánh giá tổng thể rất đáng giá, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều hơn

07 bước nêu trên giúp các bạn nhận biết những tổn thất năng lượng có thể khắc phục. Tuy nhiên bạn vẫn có thể liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn cụ thể cách nhận biết, đánh giá hay thực hiện khảo sát đánh hoàn chỉnh cho nhà máy 

Khảo sát đánh giá hệ thống khí nén cho nhà máy với AIRScan